Đại cương Văn_hóa_ở_động_vật

Câu hỏi về sự tồn tại của cái gọi là văn hóa trong các xã hội các loài động vật không phải là con người đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ, phần lớn là do thiếu một định nghĩa ngắn gọn cho từ "văn hóa". Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học hàng đầu đồng ý coi văn hóa là một quá trình, chứ không phải là một sản phẩm cuối cùng. Quá trình này liên quan đến việc trao truyền kinh nghiệm của hành vi mẫu, cả giữa các cá thể cùng nhóm và giữa các thế hệ. Hành vi như vậy có thể được chia sẻ và lan truyền bởi một nhóm động vật, nhưng không nhất thiết là giữa các nhóm riêng biệt của cùng một loài. Phần lớn nhiều các loài động vật có thể học hỏi một số hành vi nhất định dựa vào sự quan sát và bắt chước của động vật.

Văn hóa được phương Tây định nghĩa là "phong tục...và những thành tựu của một thời điểm hoặc con người cụ thể" (culture is defined as ‘the customs...and achievements of a particular time or people) theo như Từ điển tiếng Anh bách khoa Oxford. Sự đa dạng của nền văn hóa của con người kéo dài từ các biến thể công nghệ đến nghi lễ kết hôn, từ thói quen ẩm thực đến huyền thoại và truyền thuyết. Nhưng động vật thì không có huyền thoại và truyền thuyết, nhưng chúng chia sẻ khả năng để truyền các đặc điểm hành vi từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phải thông qua gen của chúng mà qua học tập. Từ quan điểm của các nhà sinh vật học, đây là tiêu chuẩn cơ bản cho một đặc điểm văn hóa là một thứ có thể học được bằng cách quan sát các kỹ năng đã được thiết lập của người khác và sau đó truyền lại cho các thế hệ sau.

Về mặt sinh học, cái gọi là văn hóa ở động vật có thể có nguồn gốc từ tập tính thứ sinh, tức là tập tính học được trong đời sống, là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự chuyển giao gữa các cá thể cùng loài trong đó, tập tính học tập là kiểu hoạt động hình thành do kết quả của kinh nghiệm và có thể thay đổi bởi hoàn cảnh, chẵng hạn như một con báo hoa mai mẹ dạy con săn mồi bằng cách sau khi bắt được con mồi, báo mẹ làm cho con mồi yếu đi rồi thả ra cho con tập kỹ năng săn mồi, nếu những con báo được con người nuôi dưỡng từ nhỏ thì khi lớn lên được thả ra tự nhiên sẽ không có các kỹ năng săn mồi, đây gọi là tập tính học khôn. Tập tính kiếm ăn của hầu hết các động vật bậc cao là tập tính học tập, ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, để thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_hóa_ở_động_vật http://defineculture.com http://animals.howstuffworks.com/animal-facts/anim... http://www.emory.edu/EMORY_REPORT/erarchive/2001/A... http://www.wsu.edu/gened/learn-modules/top_culture... //hdl.handle.net/2268%2F162713 //www.worldcat.org/issn/0002-4619 http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Cac... https://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015... https://www.newscientist.com/article/dn7475 https://www.usatoday.com/news/science/2001-06-05-a...